Trong khuôn khổ chương trình hợp tác đổi mới sáng tạo về chẩn đoán và quản lý bệnh tim mạch, Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh (BV ĐHYD) và đối tác AstraZeneca đang triển khai các dự án nghiên cứu ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong siêu âm tim. Giai đoạn 2025-2027 sẽ chứng kiến sự mở rộng hợp tác quốc tế, đẩy mạnh nghiên cứu lâm sàng và đào tạo nhân viên y tế về công nghệ mới, góp phần thúc đẩy chuyển đổi số trong y tế.
Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bệnh tim mạch vẫn là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu toàn cầu, chiếm khoảng 17,9 triệu ca tử vong mỗi năm. Trong đó, suy tim là một thách thức lớn của y học hiện đại, với tỷ lệ tái nhập viện lên đến 60% trong vòng 3 tháng sau xuất viện và tỷ lệ tử vong cao. Suy tim là tình trạng cơ tim suy giảm khả năng bơm máu, dẫn đến thiếu máu và oxy cung cấp cho cơ thể, gây ra các biến chứng nguy hiểm như suy hô hấp, tổn thương gan, thận nếu không được điều trị kịp thời.
Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bệnh tim mạch vẫn là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu toàn cầu, chiếm khoảng 17,9 triệu ca tử vong mỗi năm. Trong đó, suy tim là một thách thức lớn của y học hiện đại, với tỷ lệ tái nhập viện lên đến 60% trong vòng 3 tháng sau xuất viện và tỷ lệ tử vong cao. Suy tim là tình trạng cơ tim suy giảm khả năng bơm máu, dẫn đến thiếu máu và oxy cung cấp cho cơ thể, gây ra các biến chứng nguy hiểm như suy hô hấp, tổn thương gan, thận nếu không được điều trị kịp thời.
Để giải quyết vấn đề này, Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM đã nghiên cứu và ứng dụng AI trong siêu âm tim. Công nghệ giúp bác sĩ thực hiện siêu âm tự động, nhanh chóng, chính xác và nhất quán, cải thiện hiệu quả chẩn đoán và điều trị. AI ước tính có thể phát hiện thêm 20% trường hợp suy tim phân suất tống máu bảo tồn bị bỏ sót, đồng thời rút ngắn thời gian chẩn đoán từ 35-40 phút xuống còn 10 phút, giảm gánh nặng cho nhân viên y tế và chi phí điều trị.
Trong bối cảnh đó, AI được xem là công cụ đột phá, giúp chẩn đoán chính xác và tối ưu hóa điều trị suy tim. Theo GS.TS.BS. Trương Quang Bình, "AI giống như ''cần câu'' để bác sĩ có thêm phương tiện cứu bệnh nhân. Đây là bước tiến quan trọng trong kế hoạch chuyển đổi số y tế của Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh."

PGS. TS. BS. Lê Minh Khôi, Trưởng Đơn vị Hình ảnh Tim mạch tại BV ĐHYD, Giảng viên cao cấp Bộ môn Hồi sức Cấp cứu Chống độc của ĐHYD, chia sẻ: "Suy tim phân suất tống máu bảo tồn là hội chứng phức tạp, đặc biệt ở người cao tuổi. Việc ứng dụng AI không chỉ giúp phát hiện sớm 20% ca bệnh bị bỏ sót mà còn rút ngắn thời gian chẩn đoán từ 35-40 phút xuống còn khoảng 10 phút, giảm tải công việc cho nhân viên y tế và tiết kiệm chi phí điều trị."

Với sự hợp tác chiến lược cùng AstraZeneca, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh và BV ĐHYD đang tiên phong trong việc ứng dụng AI vào thực tiễn lâm sàng, mang lại hy vọng mới cho bệnh nhân tim mạch. Đây không chỉ là bước tiến trong nghiên cứu y học mà còn khẳng định vai trò của ĐHYD trong việc đào tạo đội ngũ y bác sĩ chất lượng cao, sẵn sàng tiếp cận và làm chủ công nghệ mới.
Chương trình hợp tác này là minh chứng cho sứ mệnh của Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh: kết hợp giữa y học và công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực y tế xuất sắc, và đóng góp tích cực vào sự phát triển của ngành y tế Việt Nam và thế giới.